Tiêm thuốc giảm đau vào khớp: Giảm đau bây giờ sẽ càng đau đớn về sau

Phương pháp tiêm khi đau khớp được áp dụng trong các trường hợp bị bệnh viêm khớp mãn tính, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
Các cơn đau do xương khớp khiến người bị bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó đi lại thậm chí là lên cơn sốt, khác với các cơn đau khác, cơn đau nơi khớp xương thường kéo dài, có lúc cả tuần và cả tháng nếu như chúng ta không tác động vào chúng. Vì vậy nhiều người đã lựa chọn phương án tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào chỗ đau để có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Nhưng việc này là hoàn toàn không nên vì cơn đau sẽ chỉ biến mất trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ quay lại và thậm chí còn gây đau đớn nhiều hơn, đôi khi là cả tình trạng sưng tấy

Rất nhiều người đã áp dụng các tiêm trực tiếp thuốc giảm đau vào xương khớp và đã lãnh chịu hậu quả sau đó. Nhiều người đã phải lên bàn mổ để xử lý tình trạng của mình.

“Bệnh khớp có nhiều phương pháp chữa trị, và một trong những cách được sử dụng nhiều là tiêm thuốc giảm đau vào ổ khớp. Khi khớp bị viêm và đau, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào đó để làm giảm sự khó chịu cho bệnh nhân.

Việc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp mang lại lợi ích nhất định, như sau khi tiêm các triệu chứng sưng, đau khớp giảm đi, giúp cải thiện vận động của người bệnh trong một thời gian ngắn.

Tiêm khớp có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch phóng ra cytokine và protease, khi tiêm corticoid (một loại thuốc giảm đau) làm ức chế cytokine và protease giúp giảm đau nhanh và có thể phát huy tác dụng tới 4-5 tháng. Tuy nhiên không phải trường hợp người mắc bệnh viêm khớp nào cũng dùng được phương pháp tiêm trực tiếp thuốc giảm đau này.

Thuốc giảm đau trong điều trị khớp (ví dụ cụ thể là corticoid) rất tốt trong việc kháng viêm, giảm đau nhưng nếu không đảm bảo vô trùng, nó sẽ gây nhiễm trùng và làm bệnh nặng hơn.

Các bác sĩ thường chống chỉ định tiêm corticoid vào ổ khớp trong các trường hợp viêm khớp, nhiễm khuẩn, tổn thương ngoài da vùng tiêm, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, u xương khớp…

Phương pháp tiêm thuốc giảm đau khi đau khớp được áp dụng trong các trường hợp bị bệnh viêm khớp mãn tính, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

Nếu lạm dụng tiêm khớp có thể dẫn đến liệt tay chân, làm cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, đặc biệt là có thể nguy hiểm đến tính mạng (đối với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, các bệnh về máu…).” – BS. Trần Trọng Thiện (Nguyên bác sĩ Khoa Nội nhiễm, Bệnh Viện TW Quân đội 108) chia sẻ

Khi thấy mình có dấu hiệu nóng, sưng ở nơi tiêm,hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và hỗ trợ kịp thời. Nhiều người vì tác dụng của thuốc tiêm giảm đau mà đã chấp nhận sử dụng cách này để giúp loại bỏ cơn đau của mình tuy nhiên việc này thường được làm ở các cơ sở y tế nhỏ lẻ, các phòng khám tư nhân chính bởi vậy nên việc đảm bảo vô trùng cho mũi tiêu cũng như các sát trùng, vệ sinh sau khi tiêu đều không được đảm bảo dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây nguy hiểm vô cùng cho người bệnh

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *